🤯Kiểm tra tình trạng sim

Cách tra thông tin thuê bao Viettel, MobiFone, VinaPhone

Sau khi có thông báo khoá các SIM không đăng ký thông tin danh tính xác thức vào đầu tháng 4 thì hàng loạt người dùng cảm thấy hoang mang không biết SIM mình có bị nhà mạng khoá hay không. Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để biết được SIM của bạn có bị khoá hay không là hãy soạn tin nhắn với cú pháp TTTB gửi 1414. Cước tin nhắn này sẽ hoàn toàn miễn phí để bạn kiểm tra nhé!

1.2. Qua ứng dụng của nhà mạng

Ngoài cách soạn tin nhắn ra thì bạn còn có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không từ các ứng dụng mà nhà mạng cho ra mắt trên iOS. Ngoài việc có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không thì bạn còn có thể tra cứu các gói cước, các thông tin về thuê bao của mình ngay trên ứng dụng. Link tải các ứng dụng đến từ nhà mạng có ngay bên dưới:

Ngoài hai cách ở trên ra bạn còn có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không ngay trên website của nhà mạng. Không cần tải ứng dụng, không cần phải gửi tin nhắn, bạn chỉ cần truy cập vào trang web của nhà mạng mà bạn đang sử dụng, thực hiện đăng nhập và kiểm tra thông tin thuê bao của mình ngay trên trang web. Đường link dẫn tới trang web có ngay bên dưới, mời bạn tham khảo:

2. Thông tin thuê bao di động gồm những gì?

Để có thể sử dụng SIM một cách bình thường sau ngày 31/3/2023 thì các nhà mạng cần một số thông tin đến từ người dùng để có thể xác thực đúng danh tính của thuê bao. Những thông tin mà người dùng cần cung cấp cho nhà mạng bao gồm:

  • Số, ngày, cơ quan, nơi cấp giấy tờ tuỳ thân người dùng như căn cước công dân,...

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với người mang quốc tịch Việt Nam.

  • Ảnh chụp của cá nhân sở hữu thuê bao.

Đối với thuê bao của tổ chức

  • Địa chỉ trụ sở giao dịch của tổ chức.

  • Các thông tin trên giấy tờ của tổ chức theo khoản 5 điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP).

3. Trường hợp sử dụng thông tin thuê bao di động

Các thông tin của thuê bao chỉ được sử dụng ở các trường hợp sau:

  • Phục vụ cho công tác liên quan tới an ninh quốc gia, trật tự xã hôi.

  • Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khía cạnh viễn thông.

  • Phục vụ cho các hoạt động quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ mạng, viễn thông cho các doanh nghiệp (Theo khoản 5 điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP).

4. Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng thông tin thuê bao di động

Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng thông tin thuê bao di động bao gồm:

  • Giả mạo, sử dụng các thông tin tuỳ thân của cá nhân và tổ chức để tiến hành giao dịch, trao đổi bất hợp pháp.

  • Nhập sẵn thông tin thuê bao để kích hoạt dịch vụ di động cho SIM thuê bao khi chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng đã quy định.

  • Mua bán, giao dịch trên thị trường SIM khi thuê bao đã được xác nhận thông tin và kích hoạt dịch vụ di động trả trước.

  • Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao một cách trái pháp luật.

Nguyên nhân sim bị khóa 2 chiều

Đôi lúc, bạn sẽ gặp các trường hợp 2 chiều sim bị khóa nhưng không rõ nguyên nhân. Lý do thường thấy ở mọi nhà mạng như Viettel, Mobifone, VinaPhone,... khiến sim gặp tình trạng như vậy có thể là một trong những khả năng sau:

  • Đối với sim trả trước: Việc không nạp thẻ trong một thời gian quá lâu sẽ khiến số

    điện thoại

    của bạn trước tiên sẽ bị khóa một chiều. Trong thời gian 31 ngày kể từ ngày bắt đầu bị khóa 1 chiều lần đầu mà bạn vẫn không nạp tiền thì số thuê bao của bạn sẽ bị khóa 2 chiều.

  • Thao tác nạp thẻ 5 lần liên tiếp bị sai cũng khiến sim bị khóa.

  • Khi giao dịch và mua các sim khuyến mãi trên mạng hoặc tại các đơn vị không uy tín thì số điện thoại đó thường đã được đăng ký dưới tên của một người khác. Lúc này nếu bạn vẫn để nguyên các thông tin của chủ cũ và không chuyển sang thông tin của mình theo quy định thì sau một thời gian sẽ bị khóa hai chiều.

  • Riêng đối với hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone thì lý do khiến sim bị khóa 2 chiều còn là nhập mã PUK sai quá 3 lần.

  • Bạn dùng sim để gửi tin nhắn quấy nhiễu, quảng cáo và bị các người dùng khác tố cáo. Lúc này nhà mạng sẽ xem số của bạn là sim rác và sẽ tiến hành chặn 2 chiều.

Cách mở sim bị khóa 2 chiều Viettel, Mobifone, Vinaphone

Mỗi trường hợp sim bị khóa 2 chiều thì cách để mở cũng sẽ có khác biệt tùy theo lý do và nhà mạng nhưng hầu hết những cách này đều dễ thực hiện. Hãy cùng Sforum điểm qua các cách mở tương ứng với các nguyên nhân có thể dẫn đến sim của bạn bị khoá sau đây:

Mở sim bị khóa 2 chiều do hết hạn sử dụng hoặc quá hạn nạp thẻ

Khi kiểm tra nguyên nhân sim khóa hai chiều là do hết hạn sử dụng hoặc quá hạn nạp thẻ, bạn chỉ cần nạp tiền vào số điện thoại của mình. Lúc này sim sẽ tự động được mở lại và hoạt động bình thường. Việc này cũng đơn giản và không giới hạn số lần bạn để hết hạn sử dụng.

Mở sim bị khóa 2 chiều do sim không chính chủ

Nếu nguyên nhân là do bạn chưa đăng ký thông tin chính chủ theo quy định của nhà mạng và nhà nước thì bạn cần đến các chi nhánh của nhà cung cấp để thực hiện việc khai báo thông tin. Việc này sẽ giúp cho các thông tin của bạn được cập nhật chính xác nhất để khi gặp bất kỳ rủi ro hoặc sự cố nào bạn cũng có thể tự mình khiếu nại.

Cách đơn giản để kiểm tra sim hiện tại của bạn đang sử dụng có thật sự là sở hữu của bạn không thì bạn chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi đến 1414. Đây là tổng đài miễn phí áp dụng cho tất cả các nhà mạng để xem thông tin đăng ký sim. Lúc này, bạn sẽ nhận được một tin nhắn với đầy đủ các nội dung như CMND/CCCD, tên chủ sim, ngày kích hoạt, địa chỉ sim,...

Mở sim bị khóa 2 chiều do nạp tiền sai hơn 5 lần

Nếu bạn nhập mã nạp tiền sai quá 5 lần thì hệ thống sẽ tự động khóa hai chiều sim của bạn. Khi này, cách đơn giản nhất và không cần phải ra các nhà mạng là dùng một số khác để gọi đến tổng đài và yêu cầu nhân viên chăm sóc hỗ trợ mở thuê bao và nạp tiền vào tài khoản. Dưới đây là một số đường dây nóng hỗ trợ của một số nhà mạng đang hoạt động tại Việt Nam:

  • Để mở sim bị khóa 2 chiều Viettel cần gọi đến 1900 8198.

  • Đối với sim mạng Mobifone cần gọi đến tổng đài 1800 1090.

  • Đối với sim mạng VinaPhone thì gọi 9191.

Nếu sim bị khóa do nạp tiền sai quá 5 lần thì bạn có thể liên hệ tổng đài để mở khóa

Mở sim bị khóa 2 chiều do gõ mã PUK bị sai

Khi nhập sai mã PUK, bạn chỉ cần liên hệ với số tổng đài để bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết và sẽ có nhân viên hướng dẫn cách mở khoá sim 2 chiều cho bạn.Lưu ý, bạn có thể sẽ phải cung cấp một vài thông tin cá nhân của mình để hỗ trợ viên có thể xác minh sim thuộc quyền sở hữu của bạn. Khi đó, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ cung cấp lại mã PUK mà bạn đã cài đặt trên sim để mở khóa và đưa vào sử dụng lại.Còn trường hợp nếu sử dụng mạng Viettel thì bạn chỉ cần tải ứng dụng My Viettel là có thể tra được mã PUK. Cách thao tác để tra cứu mã PUK trên app My Viettel được thực hiện theo 4 bước dưới đây:Bước 1: Vào CH Play ở các dòng điện thoại Android và App Store

iPhone

để tải về ứng dụng My Viettel.

Bước 2: Mở ứng dụng và chọn biểu tượng mở rộng 3 dấu gạch ở góc trên cùng bên trái của

màn hình

.

Bước 3: Chọn mục Tiện ích và chọn tiếp mục Tra cứu mã PIN & PUK.

Bước 4: Nhập mã bảo mật ngẫu nhiên được hiện ra ở bên dưới để hệ thống gửi thông tin về mã cá nhân của bạn.

Đối với Viettel, bạn có thể tra mã PUK trên app My Viettel